Tin tức

Trang chủ / TẠM NGƯNG - GIẢI THỂ - PHÁ SẢN / Thủ tục phá sản / Thủ tục tuyên bố phá sản Doanh nghiệp tại Thái Nguyên

Thủ tục tuyên bố phá sản Doanh nghiệp tại Thái Nguyên

  1. Thế nào là phá sản: Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014 quy định “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.

2. Khi nào doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản: Trong hoạt động đầu tư kinh doanh bởi vì nhiều lý do khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần và mất khả năng thanh toán. Tại thời điểm này, việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lựa chọn tốt hơn của các chủ doanh nghiệp so với việc tiếp tục cố gắng hoạt động trong tình trạng thua lỗ ngày càng trầm trọng. Các doanh nghiệp thường lựa chọn con đường phá sản để giải quyết tình trạng khó khăn này.

3. Hậu quả của việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp là: 

Theo Luật phá sản quy định:

  • Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (khoản 1 Điều 47 Luật Phá sản).
  • Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không có khả năng điều hành, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật Phá sản thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (khoản 2 Điều 47 Luật Phá sản).
  • Bên cạnh đó, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp bị cấm thực hiện các hoạt động sau: Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản; Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật Phá sản; Từ bỏ quyền đòi nợ; Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. 

Như vậy sau khi làm thủ tục tuyên bố phá sản  và có Quyết định mở thủ tục phá sản thì Doanh nghiệp không dừng hoạt động ngay nhưng sẽ có nhiều hạn chế trong quản lý, hoạt động. Cụ thể”

  • Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được tiến hành bình thường, tuy nhiên phải chịu sự giám sát, kiểm tra của thẩm phán và tổ quản lý, thanh lý tài sản. Nếu xét thấy người quản lý của doanh nghiệp không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp thì theo đề nghị của hội đồng chủ nợ,thẩm phán ra quyết định cử người khác quản lý và điều hành hoạt hợp động của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa rằng mặc dù doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản nhưng pháp luật vẫn có những quy định nhằm ổn định sự tồn tại của doanh nghiệp này, mặc dù điều này rất mong manh.
  • Với sự kiểm tra giám sát của tổ chức cá nhân thực hiện nhiệm vụ công quyền nhà nước muốn dự liệu khả năng tẩu tán tài sản của doanh nghiệp khi có quyết định mở thủ tục phá sản. nói chung doanh nghiệp khi bị tuyên bố mở thủ tục phá sản cơ hội duy trì sự ổn định và phát triển là rất khó và mong manh vì đối tác sẽ rất thận trọng hoặc không dại gì lại hợp tác với một doanh nghiệp sắp bị tuyên bố phá sản.
    • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này.
    • Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
    • Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
    • Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như TUYÊN BỐ giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng,…
    • Đặc biệt sẽ tiến hành kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ,…Mọi giao dịch của doanh nghiệp này đều bị hạn chế tới mức tối thiểu và hầu hết đều phải có sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán phụ trách giám sát như cầm cố, thế chấp, vay tiền, chuyển đổi cổ phần hoặc quyền sở hữu…
    • 4. Trình tự thủ tục phá sản của hợp tác xã, doanh nghiệp: Trình tự, thủ tục được thực hiện theo các bước sau:

      Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

      Chủ thể có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo trực tiếp tại Tòa án nhân dân hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tòa án nhân dân.

      Bước 2: Tòa án xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

      • Sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản. Nếu đơn chưa hợp lệ thì Tòa án yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
      • Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác.
      • Trả lại đơn nếu thuộc trường hợp trả lại đơn trong quy định của Luật phá sản.

      Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án để các bên thương lượng việc rút đơn. Tòa án ấn định thời gian thương lượng cho các bên nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ:

      • Trường hợp các bên đã thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
      • Trường hợp thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản.

      Bước 3: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

      • Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
      • Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

      Bước 4: Mở thủ tục phá sản

  • Bước 5: Triệu tập hội nghị chủ nợ

    • Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật Phá sản;
    • Hội nghị chủ nợ sẽ được tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho lơn hơn hoặc bằng 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáo ứng điều kiện thì Thẩm phán sẽ hoãn hội nghị và tổ chức lại trong vòng 30 ngày sau.

    Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:

    • Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
    • Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
    • Đề nghị tuyên bố phá sản.

    Bước 6: Phục hồi doanh nghiệp

    • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến;
    • Thẩm phán sẽ tổng hợp ý kiến về phương án phục hồi của các bên và đưa ra hội nghị chủ nợ để xem xét thông qua.

    Bước 7: Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

    Khi doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không có khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

    Bước 8: Thi hành Quyết định tuyên bố phá doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

    • Thanh lý tài sản phá sản;
    • Phân chia tiền thu được tư việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

    ——————————————

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp:
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH V.I.P – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: Số 660/1 đường Bắc Kạn, Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.
HOTLINE 0862328616 – 0976130585