Tin tức

Trang chủ / DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP / Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Thái Nguyên

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Thái Nguyên

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp tên thương hiệu, nhãn hiệu của doanh nghiệp đã lựa chọn và phát triển được ghi nhận pháp lý, ngăn chặn các rủi ro khi hoạt động kinh doanh, bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời giúp thương hiệu, nhãn hiệu của doanh nghiệp được khách hàng tin tưởng sử dụng hơn. 

Theo quy định pháp luật, việc thực hiên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện theo trình tự các bước như sau:

– Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.
– Bước 3: Công bố đơn
– Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
– Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu cần thực hiện cụ thể các việc như sau:

1. Chuẩn bị Hồ sơ đăng ký bao gồm giấy tờ như sau:

Bao gồm
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). Bản chính: 0 – Bản sao: 1
Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện) Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Tờ khai A.04 đăng ký NH.doc Bản chính: 2 – Bản sao: 0
Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có

2. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

– Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu:

+ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;

+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;

+ Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

+ Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

+ Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện (i) việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; (ii) việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

+ Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

+ Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

3. Cơ quan có thẩm quyền

Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ. Vì vậy doanh nghiệp cần gửi đơn đến đơn vị trên, có trụ sở tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.

4. Cách thức thực hiện

 

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp Theo quy định Theo quy định – Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

– Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Trên đây là thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp tại Thái Nguyên của công ty chúng tôi nếu quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH V.I.P – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: Số 660/1 đường Bắc Kạn, Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.
HOTLINE 0862328616 – 0976130585