Tin tức

Trang chủ / LUẬT SƯ TRANH TỤNG / Tư vấn doanh nghiệp / TƯ VẤN PHÁP LUẬT / Mạng xã hội là gì ? Nếu cố tình đăng tin sai sự thật bị xử lý như thế nào ?

Mạng xã hội là gì ? Nếu cố tình đăng tin sai sự thật bị xử lý như thế nào ?

1. Mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội có thể hiểu là một nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.

Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại,…

Ví dụ một số mạng xã hội đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam: Facebook; YouTube; Zalo; Instagram; Tiktok…

2. Đặc điểm của mạng xã hội

Mạng xã hội tuy tồn tại dưới

+ Mạng xã hội sẽ kết nối tài khoản người dùng đến các tài khoản cá nhân, tổ chức khác thông qua các tài khoản ảo do người dùng tạo ra.

3. Mục tiêu của mạng xã hội

Mục tiêu của mạng xã hội là tạo ra một hệ thống cho phép người dùng có thể kết nối, giao lưu, chia sẻ những thông hữu ích trên nền tảng Internet.

Ngoài ra, mạng xã hội còn có mục tiêu là tạo nên một cộng đồng có giá trị, nâng cao vai trò của mỗi người dùng trong việc xây dựng các mối quan hệ.

Với những gì mà mục tiêu đưa ra, mạng xã hội đã mang lại cho con người rất nhiều những lợi ích như: Cập nhật tin tức, kết nối các mối quan hệ, kinh doanh, quảng cáo trên mạng xã hội,…

nhiều hình mô hình khác nhau nhưng nhìn chung, mạng xã hội đều có những điểm chung sau:

+ Mạng xã hội là một ứng dụng được sử dụng trên nền tảng Internet.

+ Tất cả nội dung trên mạng xã hội đều do người dùng tự tạo ra, tự chia sẻ.

+ Mỗi người dùng trên mạng xã hội đều phải tạo tài khoản, hồ sơ riêng.

Ngày nay, nhu cầu sử dụng mạng xã hội tại nước ta ngày càng tăng tuy nhiên, đi kèm với phát triển rộng rãi của mạng xã hội đó lại không tránh khỏi việc nhiều người đang sử dụng mạng xã hội sai cách làm ảnh hưởng xấu đến bản thân như mất ngủ, giảm sức khoẻ, suy nghĩ tiêu cực…Có một số trường hợp lạm dụng mạng xã hội để đưa những thông tin sai sự thật, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự xã hội.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị B bị chị Huỳnh Thị L dùng trang cá nhân facebook đưa những thông tin sai sự thật về bà B lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của bà B.

4. Quy định của pháp luật để xử lý hành vi đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng xã hội

Để xử lý các hành đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng được quy định tại Điều 8 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và Điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018 bao gồm: Tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Như vậy, tùy từng tính chất và mức độ mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị áp dụng một, hai hoặc nhiều chế tài đối với một hành vi vi phạm. Chế tài xử lý hành chính và hình sự đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng, cụ thể như sau:

4.1. Chế tài xử lý hành chính

Đối với các hành vi mà Bộ luật Hình sự chưa quy định là tội phạm hoặc hành vi đó chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 15) thì cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính nếu có một trong các hành vi sau:

Hành vi vi phạm quy định về trang thông tin điện tử

Tại khoản 2 Điều 99 của Nghị định 15 quy định:

“…

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung vi phạm quy định của pháp luật;

b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

b) Đăng, phát, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;

c) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

d) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác;

đ) Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu”.

Hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội

Tại khoản 3 Điều 100 Nghị định 15 quy định:

“…

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Chủ động cung cấp thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Chủ động cung cấp thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Chủ động lưu trữ, truyền đưa nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;

e) Chủ động đăng, phát, truyền đưa, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;

g) Chủ động đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

h) Chủ động quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

i) Không thực hiện việc ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm theo quy định pháp luật”.

Hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

Theo quy định của Điều 101 Nghị định 15:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn bị tịch thu công cụ, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm. Mức phạt tiền đối với các hành vi trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 3 Điều 4 Nghị định 15). Ví dụ: Hành vi quy định tại khoản 2 Điều 99 như đã nêu trên có mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng là áp dụng đối với tổ chức vi phạm, nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

4.2. Chế tài xử lý hình sự

Chế tài hình sự được áp dụng đối với cá nhân vi phạm nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm mà Bộ luật Hình sự quy định. Hiện nay Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đang có hiệu lực thi hành, quy định một số tội liên quan đến các hành vi đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, trái pháp luật lên mạng xã hội. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, mức độ, loại hành vi mà sẽ phạm một tội hoặc một số tội theo quy định của Bộ luật này, cụ thể:

– Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại điều 117;

– Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155;

– Tội vu khống được quy định tại Điều 156;

– Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông được quy định tại Điều 288;

– Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 331.

Chế tài hình sự là biện pháp xử lý nghiêm khắc nhất đối với cá nhân có những hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bị xử lý hình sự cá nhân vi phạm có thể đối diện với các mức án nghiêm khắc nhất và khi chấp hành án xong hình phạt của bản án, cá nhân đó còn phải mang án tích cho đến khi được xóa án tích theo quy định của pháp luật.

5. Bồi thường dân sự

Ngoài việc bị xử lý về hành chính và hình sự thì cá nhân đăng tải, chia sẻ các thông sai sự thật, trái pháp luật gây thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người khác thì cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu cá nhân đó bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015.  Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm:

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài chịu trách nhiệm bồi thường các khoản thiệt hại trên, người có trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng.

Hiến pháp và pháp luật cho phép tổ chức, cá nhân được quyền tự do thể hiện chính kiến nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép, không được lợi dụng quyền này để làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về việc đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội. Nếu bạn còn có thắc mắc đối với vấn đề nêu trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ:

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH V.I.P – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

Địa chỉ: Số 660/1 đường Bắc Kạn, Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.

HOTLINE: 0862328616 – 0976130585

Email: luatvipthainguyen@gmail.com

Mạng xã hội là gì ? Nếu cố tình đăng tin sai sự thật bị xử lý như thế nào ?