Tin tức

Trang chủ / LUẬT SƯ TRANH TỤNG / Dân sự / XÁC ĐỊNH NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TẠI THÁI NGUYÊN.

XÁC ĐỊNH NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TẠI THÁI NGUYÊN.

Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015:Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

1.Thẩm quyền tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

“Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi…..”

Theo Bộ luật dân sự 2015:

“… theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.” Khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015.

 2.Giao dịch dân sự liên quan đến người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Khoản 2 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác”.

Khi một người đã bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định. Theo đó, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi tham gia hoặc xác lập giao dịch dân sự là những quan hệ tài sản có giá trị lớn, nhất thiết phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật mới có giá trị pháp lý. Để tạo thuận lợi cho những người này trong cuộc sống, sinh hoạt, khoản 2 Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2015 cho phép họ có thể tham gia những giao dịch mà giá trị tài sản không lớn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác. Một số giao dịch dân sự nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày như các giao dịch trong ăn uống, học tập, sinh hoạt, đi lại….

Khi người đại diện của người hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện xác lập các giao dịch với người thứ ba thù sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người này.

“Điều 139. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện (Bộ luật dân sự 2015)

  1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
  2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
  3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.”

Thời hạn đại diện sẽ được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.” (Điều 140 Bộ luật dân sự 2015).

3.Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự

Khoản 3 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự”.

Như vậy, theo luật định, việc hạn chế năng lực hành vi dân sự đối với một chủ thể chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Khi không còn căn cứ để coi người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan tổ chức hữu quan, Toà án sẽ ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự cho người đó. Khi quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của người đó lại được khôi phục như trước khi bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 379. Quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Khi người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không còn ở trong tình trạng đã bị tuyên bố thì chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Điều 380. Quyết định của Tòa án trong trường hợp chấp nhận yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề xác định hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Thái Nguyên.Trường hợp quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thêm thông tin. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ pháp lý.

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH V.I.P – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
???? Địa chỉ: Số 15/1 đường Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên.
???? HOTLINE 0862328616 – 0976130585
✉ Email: luatvipthainguyen@gmail.com