Tin tức

Trang chủ / LUẬT SƯ TRANH TỤNG / Dân sự / Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra tại Thái Nguyên

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra tại Thái Nguyên

1. Khái niệm nhà cửa, công trình xây dựng khác

Nhà cửa, công trình xây dựng khác” là khái niệm được đề cập đến rất nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chưa có bất kì văn bản nào đưa ra định nghĩa cho khái niệm này.

Về khái niệm “công trình xây dựng khác”: Luật Xây dựng 2014 chỉ có định nghĩa về “công trình xây dựng” mà không có định nghĩa về “công trình xây dựng khác”. Nếu tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ thì “khác” được hiểu là “không phải là cái đã biết, đã nói đến, tuy là cùng loại.

2. Thứ hai, về bản chất của trách nhiệm

Điều 605 không rõ ràng trong việc xác định bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Cụ thể, nếu căn cứ vào đoạn 1 Điều 605: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản ỉý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác” thì có thể khẳng định: đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (nguyên nhân gây thiệt hại là “do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra”). Nhưng nếu căn cứ vào đoạn 2 Điều 605: “Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường” – thì đây lại là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật, có lỗi (của người thi công gây ra).

3. Thứ ba, về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của người thi công

Trách nhiệm liên đới BTTH của người thi công là một quy định hoàn toàn mới của BLDS 2015 so với những BLDS đã ban hành trước đó. Trước hết, phải khẳng định rằng, việc bổ sung quy định về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của người thi công là đúng đắn và cần thiết, nhằm nâng cao trách nhiệm của người thi công.

Tuy nhiên, cách đoạn 2 Điều 605 BLDS 2015 quy định “Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường” như hiện nay là chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trên thực tế.

Cách hiểu thứ nhất: vì đoạn 2 Điều 605 không đề cập đến hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác, do đó, có thể hiểu, chỉ cần người thi công có hành vi trái pháp luật, “có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại” thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác đương nhiên phải chịu trách nhiệm liên đới BTTH cùng người thi công cho dù bản thân mình không hề có hành vi trái pháp luật, có lỗi.

Cách hiểu thứ hai, căn cứ vào Điều 587 BLDS 2015 thì trách nhiệm liên đới chỉ đặt ra trong trường hợp “nhiều người cùng gây thiệt hại”. Nói cách khác, trách nhiệm liên đới chỉ phát sinh nếu thiệt hại phải do hành vi trái pháp luật của nhiều người gây ra. Kết hợp đoạn 2 Điều 605 và Điều 587 có thể suy ra, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải liên đới BTTH cùng người thi công nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác và người thi công cùng có hành vi trái pháp luật, có lỗi.

Tuy nhiên, nếu hiểu theo cách này thì: một là, không phù hợp với câu chữ tại đoạn 2 Điều 605 (đoạn 2 Điều 605 chỉ đề cập đến hành vi trái pháp luật, có lỗi của người thi công, không hề đề cập đến hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác); hai là, nếu cho rằng, trách nhiệm liên đới phát sinh tại khoản 2 Điều 605 là do hành vi cùng gây thiệt hại, có lỗi của người thi công và chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác thì dường như quy định này là thừa. Bởi chúng ta đã có Điều 587 BLDS 2015 để quy định về trách nhiệm liên đới trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại không cần đến quy định riêng tại đoạn 2 Điều 605. Ba là, nếu hiểu theo cách này, vô hình chung sẽ tạo ra sự mâu thuẫn giữa tên gọi và nội dung điều luật: tên điều luật là “BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra” trong khi nội dung lại quy định về trách nhiệm liên đới BTTH do hành vi trái pháp luật, có lỗi của người thi công và chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác.

Cách hiểu thứ ba, đoạn 1 Điều 605 BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác” phải bồi thường nếu nhà cửa, công trình xây dựng khác tự gây thiệt hại cho người khác; kế tiếp đó đoạn 2 Điều 605 quy định: “Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường”. Điều này cho phép chúng ta hiểu: nếu nhà cửa, công trình xây dựng khác tự gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường; nếu thiệt hại xảy ra vừa do tự thân sự tác động của nhà cửa, công trình xây dựng khác vừa do lỗi của người thi công thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải liên đới chịu TNBTTH cùng người thi công. Sở dĩ, đoạn 2 không nhắc đến chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác vì nội dung này đã được đề cập đến tại đoạn 1. Đây có lẽ cũng là lí do mà Điều 605 BLDS không chia thành 2 khoản độc lập mà chỉ chia thành 2 đoạn, trong đó, đoạn 2 là sự tiếp nối ý của đoạn 1.

4. Thứ tư, về mức bồi thường thiệt hại

Đoạn 2 Điều 605 chỉ quy định về trách nhiệm liên đới của người thi công với chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác mà không quy định về cách xác định mức bồi thường của từng chủ thể. Nếu theo Điều 587 thì “Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người”. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chỉ người thi công có lỗi, còn chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác không có lỗi. Vậy mức bồi thường của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác và người thi công được xác định theo tiêu chí nào? Đây là vấn đề mà Điều 605 nói riêng, BLDS 2015 nói chung còn đang bỏ ngỏ.

5. THỨ NĂM, VỀ THỨ TỰ CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Điều 605 BLDS 2015 quy định tới năm chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác và người thi công (trong khi đó tối đa như BLDS Đức cũng chỉ quy định đến ba chủ thể (chủ sở hữu, người chiếm hữu, người bảo trì); Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan chỉ quy định hai chủ thể (chủ sở hữu, người chiếm hữu)[4]; còn Pháp chỉ một chủ thể (chủ sở hữu).

Mặc dù quy định tới năm chủ thể có khả năng phải chịu trách nhiệm nhưng BLDS 2015 hoàn toàn không đưa ra bất kỳ một quy định nào về thứ tự các chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường hay tiêu chí để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường trong từng trường hợp cụ thể. Các quy định trong Điều 605 chỉ đơn thuần mang tính liệt kê.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra tại Thái Nguyên. Nếu quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ. Hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH V.I.P – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

Địa chỉ: Số 660/1 đường Bắc Kạn, Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.

HOTLINE 0862328616 – 0976130585

Email: luatvipthainguyen@gmail.com