Tin tức

Trang chủ / LUẬT SƯ TRANH TỤNG / Dân sự / Con có quyền có tài sản riêng hay không? Việc quản lý tài sản riêng của con tại Thái Nguyên

Con có quyền có tài sản riêng hay không? Việc quản lý tài sản riêng của con tại Thái Nguyên

1. Con cái có quyền có tài sản riêng không?

Trên cơ sở quy định tài khoản 1 Điều 32 của Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận về quyền tài sản riêng của các cá nhân rằng mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải tiết kiệm, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

Thuật ngữ “quyền sở hữu” nếu ra trong Hiến pháp cũng đã được quy định chi tiết hơn tại Điều 158 của Bộ Luật dân sự năm 2015, quyền sở hữu sẽ bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Từ đó có thể thấy rằng, quyền sở hữu được biết đến là một trong những nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân sẽ không bị hạn chế, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác. Do đó, tại Điều 75 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rõ ràng hơn để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền tài sản riêng của con một cách cụ thể:

Điều 75. Quyền có tài sản riêng của con

1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.

3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.

Từ quy định được đưa ra như trên, cách xác định tài sản riêng của con đã được quy định cụ thể, rõ ràng tại khoản 1 Điều 75 trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình bao gồm:

– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng.

– Thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức pháp sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con.

Chính vì vậy, khi ông bà, cô dì chú bác để tài sản và con cái được thừa kế hoặc được tặng cho riêng theo quy định của pháp luật thì phần tài sản đó được xác định là tài sản riêng của con. Bên cạnh đó, việc pháp luật quy định về quyền tài sản riêng của con thì cùng với quyền có tài sản riêng kèm theo đó con cái có nghĩa vụ thực hiện bổn phận chăm lo đời sống chung của gia đình bằng và đáp ứng nhu cầu của gia đình bằng cách đóng góp phù hợp với thu nhập của mình đối với cuộc sống sinh hoạt chung của gia đình. Đây được xem là mối quan hệ ràng buộc trách nhiệm của những thành viên trong một gia đình và hơn nữa là trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, pháp luật cũng đã quy định về việc con được quản lý tài sản riêng của mình khi đủ 15 tuổi và không bị mất năng lực hành vi dân sự. Các quy định này được đưa ra dựa trên các kết quả nghiên cứu về tâm lý và sức khoẻ của một chủ thể để có thể tự mình quản lý phần tài sản do mình tạo ra hoặc được tặng cho. Dựa vào đó, khi con chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ hoặc người giám hộ được quản lý tài sản riêng của con. Đối với con bị mất năng lực hành vi dân sự hợc con từ đủ 15 tuổi nhờ cha mẹ quản lý.

2. Quyền tài sản riêng của con

Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam nói chung và Luật hôn nhân và gia đình nói riêng thì con cái có quyền có tài sản riêng. Tuy nhiên, việc con cái có tài sản riêng và việc con cái có thể tự mình quản lý tài sản, định đoạt tài sản của mình thì chắc hẳn không phải ai cũng nắm rõ nội dung này. Do đó, theo quy định của pháp luật thì con cái từ bao nhiêu tuổi thì có thể tự quản lý tài sản riêng của mình và cha mẹ có quyền quản lý tài sản riêng của con không? Dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Pháp luật đã quy định rất rõ ràng, đối với phần tài sản của con dưới mười lăm tuổi thì tất nhiên sẽ do cha mẹ của chúng có quyền quản lý và định đoạt đối với tài sản đó. Tuy nhiên, pháp luật cũng tôn trọng các quyền của trẻ em và đã thống nhất để đưa ra các quy định đối với trường hợp trẻ em hay con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng đã có những quy định đối với con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì đã có quyền định đoạt tài sản riêng. Mặc dù chúng có quyền định đoạt đối với tài sản riêng nhưng vẫn chưa đủ độ tuổi để định đoạt đối với các tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Mặt khác, khi con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện. Người giám hộ trong trường hợp này là cha mẹ hoặc người khác được giao giám hộ không phải cha mẹ. Đối với con đã thành niên và không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền định đoạt đối với mọi tài sản riêng của mình và được quy định cụ thể.

3. Việc quản lý tài sản riêng của con

– Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

Trên thực tế, 15 tuổi là độ tuổi của học sinh lớp 9 khối trung học cơ sở. Độ tuổi này không hẳn đã đủ “lớn” hay vẫn còn “nhỏ”, nhưng về cơ bản, khi ở độ tuổi này con cũng đã phát triển nhất định. Các con cũng đã có những phát triển về nhận thức đủ để hiểu biết và quản lý tài sản riêng của mình. Từ đó có thể thấy, quy định con từ đủ 15 tuổi có thể tự quản lý tài sản riêng là hợp lý.

– Tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự thì do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể uỷ quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con.

Đối với quy định này, tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi do cha mẹ quản lý hoặc cha mẹ uỷ quyền cho người khác quản lý tương đối hợp lý. Vì ở độ tuổi này, con vẫn chưa hình thành đầy đủ hết nhận thức và chưa phát triển hoàn thiện về mặt sinh lý. Để con tự quản lý tài sản riêng của mình tại thời điểm này có thể sẽ nâng cao tính chất rủi ro, hay nói một cách khác là dễ xảy ra một số chuyện không mong muốn.

Riêng đối với con bị mất năng lực hành vi dân sự, tài sản riêng của chúng phải do cha mẹ quản lý hoặc cha mẹ uỷ quyền cho người khác quản lý cũng là đều dễ hiểu. Vì người mất năng lực hành vi dân sự là người bị hạn chế nhận thức, không thể làm chủ hành vi của bản thân. Vấn đề để con bị mất năng lực hành vi dân sự giữ tài sản riêng cá nhân cũng có thể là một nguyên nhân khiến chúng gặp nguy hiểm.

– Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Có thể hiểu một cách đơn giản về thuật ngữ “quản lý tài sản” là phần tài sản được trông coi, giữ gìn. Con cái có quyền có tài sản riêng nhưng điều này không đồng nghĩa với việc con có thể tự quyết định số tài sản đó một cách bừa bãi. Để tránh mất và lãng phí tài sản của con thì con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý.

Một đứa trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có khả năng nhận thức và hành vi liên quan đến tài sản ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần phải tìm hiểu quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hợp lý và không xâm phạm đến một số quyền cụ thể nêu trên của con.

Việc con thực hiện quyền quản lý, quyền định đoạt đối với phần tài sản của mình cần phải thực hiện tuân thủ các quy định về độ tuổi và một số vấn đề khác liên quan được pháp luật quy định rất cụ thể và chi tiết.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về quản lý tài sản riêng của con tại Thái Nguyên. Nếu quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ. Hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH V.I.P – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

Địa chỉ: Số 660/1 đường Bắc Kạn, Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.

HOTLINE 0862328616 – 0976130585

Email: luatvipthainguyen@gmail.com