Tin tức

Trang chủ / LUẬT SƯ TRANH TỤNG / Hôn nhân và gia đình / Giải quyết tranh chấp nợ chung của hai vợ chồng khi ly hôn

Giải quyết tranh chấp nợ chung của hai vợ chồng khi ly hôn

I. Khái niệm nợ chung 

Nợ chung là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch hằng ngày do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập hay nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm. Là nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

2. Những khoản nợ được xem là nợ chung của hai vợ chồng

Rất nhiều trường hợp hai vợ chồng có mâu thuẫn, không thể xác định được đâu là nợ chung, đâu là nợ riêng. Cá biệt có trường hợp vợ hoặc chồng tự ý “ký thêm” hợp đồng vay với người khác để yêu cầu tòa xác nhận đó là nợ chung. Hoặc ngược lại, cả hai đều dùng số tiền vay được nhưng chỉ có một người ký, đến khi ly hôn bên còn lại yêu cầu Tòa án xác định đó là nợ riêng. Theo đó, những khoản sau đây được xem là nợ chung của hai vợ, chồng.

+ Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập;

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

+ Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì cha mẹ phải bồi thường;

+ Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Như vậy, nếu vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có giao dịch với người khác để vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (như sửa chữa, xây dựng nhà ở..), mà nay vợ, chồng không tự thỏa thuận được nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng, hay riêng của vợ hoặc chồng và có yêu cầu Tòa án giải quyết việc thanh toán nợ khi ly hôn, thì Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của vợ, hoặc chồng.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án sẽ triệu tập chủ nợ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và triệu tập người làm chứng (nếu có) để làm rõ các vấn đề thanh toán nợ khi ly hôn. Chủ nợ có thể đưa ra yêu cầu độc lập để bảo vệ quyền lợi của họ.

Một trong những giao dịch hay được  các  cặp  vợ  chồng  thực  hiện  và  phải thanh toán nợ khi ly hôn là giao dịch vay vốn ngân hàng. Vậy khi ly hôn thì Ngân hàng sẽ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án ly hôn nếu vợ chồng yêu cầu Tòa giải quyết.

Thông thường, trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng, ngân hàng thường có điều khoản ràng buộc đối với trường hợp vợ chồng ly hôn, đó là yêu cầu trả nợ trước thời hạn. Đề nghị này trong hợp đồng tín dụng của ngân hàng là chính đáng, bởi lẽ khi ly hôn, việc thu hồi nợ của vợ, chồng sẽ xảy ra rất nhiều khó khăn như: không có sự hợp tác, ràng buộc của các đương sự. luật sư giỏi Như vậy, vợ chồng có nghĩa vụ liên đới trong việc thanh toán khoản nợ với người thứ ba trong khi thực hiện giao dịch vì mục đích gia đình. Khi ly hôn, vợ chồng có nghĩa vụ thanh toán nợ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp ngay tình của người thứ ba.

Đối với các khoản “nợ chung” của vợ chồng, thì vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với  giao dịch do một bên  thực hiện  quy định  tại  khoản 1  Điều  30, giao dịch  khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật này  và các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Liên đới trả nợ nếu khoản vay nợ là nợ chung của hai vợ chồng hoặc khoản nợ do vợ hoặc chồng vay  nhưng thuộc các khoản mà  pháp luật quy  định vợ chồng phải trả chung.

Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ, chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, đối với các vụ việc tranh chấp dân sự, đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và đúng pháp luật. Nếu không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về nợ chung của hai vợ chồng

Căn cứ vào khoản 1 Điều 28  và điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền tranh chấp nợ chung khi ly hôn của vợ chồng.

Trường hợp vụ việc có yếu tố nước ngoài, một trong hai bên, vợ hoặc chồng là người nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết là của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trong thực tiễn, việc xác định quyền và nghĩa vụ về các khoản nợ của vợ chồng trong các giao dịch do vợ, chồng thực hiện vẫn còn tồn tại một số bất cập, cụ thể:

Trong các vụ án ly hôn hiện nay chủ yếu là tranh chấp về tài sản, tra tranh chấp về việc ai phải thanh toán các khoản nợ như khoản nợ vay của người quen, của gia đình, của ngân hàng. Thường vay nợ của cá nhân thì chỉ một bên vợ, chồng đứng ra vay, có thể có giấy tờ hoặc không nên khi ly hôn thì người còn lại không muốn chịu trách nhiệm vì cho rằng mình không biệt việc vay mượn đó, không được sử dụng tài sản đó. Việc vay mượn này có thể thực sự là vì nhu cầu thiết yếu của gia đình vì nhu cầu riêng của người vay, do dó, Toà án cũng gặp khó khăn khi giải quyết các vụ việc này.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi. Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn về giải quyết nợ chung trong hôn nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ:

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH V.I.P – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

Địa chỉ: Số 660/1 đường Bắc Kạn, Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.

HOTLINE 0862328616 – 0976130585

Email: luatvipthainguyen@gmail.com